Nguồn gốc Tòa_án_Nürnberg

Có tất cả, tôi cho rằng, ba tình huống khả dĩ: bỏ qua và không trừng phạt những tội ác đã xảy ra; xử tử hoặc trừng phạt những tên tội phạm; hoặc xét xử chúng. Tình huống nào sẽ xảy ra? Liệu có thể để những tội ác hung tàn như thế được tha bổng? Liệu Pháp, liệu Nga, liệu Hà Lan, Bỉ, Na Uy, Tiệp Khắc, Ba Lan hay Nam Tư có thể đồng thuận với khả năng đó? ... Cần nhớ rằng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất những tội phạm bị cáo buộc được xét xử bởi Đức, và đó thật là một trò hề! Phần lớn thoát tội và các bản án được đưa ra chẳng đáng là bao và sớm được xá tội.[9]

Geoffrey Lawrence
ngày 5 tháng 12 năm 1946

Đầu năm 1940, chính quyền Ba Lan lưu vong mong muốn chính phủ Anh và Pháp lên án cuộc xâm lược của Đức vào nước họ. Phía Anh ban đầu từ chối; tuy nhiên, sau khi Ba Lan xem xét và sửa đổi dự thảo, ngày 18 tháng 4 năm 1940, một tuyên bố chung được đưa ra bởi Anh, Pháp và Ba Lan. Tuyên bố tố cáo chính phủ Đức đã xâm lược Ba Lan "bằng những cuộc tấn công tàn bạo vào người dân Ba Lan và vi phạm những quy tắc của pháp luật quốc tế". Berlin bị lên án vì đã vi phạm luật chiến tranh và hiệp định quốc tế như Công ước Hague 1907. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng không mang ý nghĩa lớn: ba nước Đồng Minh "tái khẳng định trách nhiệm của Đức cho những tội ác này và quyết tâm chỉnh đốn những tội ác gây ra với người Ba Lan." [10]

Ngày 12 tháng 6 năm 1941, đại diện của tám chính quyền lưu vong tại Luân Đôn bao gồm Bỉ, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Nam Tư cùng với các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh và Ủy ban Quốc gia Pháp, ký Tuyên bố Cung điện Thánh James, thể hiện mong muốn xét xử tội phạm chiến tranh bằng một cơ quan quốc tế, được phát triển trong chiến tranh.

Ba năm rưỡi sau, ý định trừng phạt quân Đức trở nên quả quyết hơn hẳn. Ngày 1 tháng 11 năm 1943, Liên Xô, Anh và Mỹ đề ra "Tuyên bố về Tội ác của Đức ở châu Âu", đưa ra một "lời cảnh báo toàn diện" rằng, khi Đức Quốc Xã bị tiêu diệt, quân Đồng Minh sẽ "đuổi theo chúng đến tận cùng trái đất ... để công lý được thực thi. ... Tuyên bố trên không có định kiến về trường hợp những tên tội phạm chiến tranh với tội ác không xảy ra ở một vị trí địa l1y cụ thể nào và sẽ bị trừng phạt bởi quyết định chung của Chính phủ của lực lượng Đồng Minh."[11] Quyết tâm thực hiện công lý của quân Đồng Minh được thể hiện ở Hội nghị YaltaPotsdam năm 1945.[12]

Tài liệu của Nội các Chiến tranh Anh, phát hành ngày 2 tháng 1 năm, cho thấy ngay từ tháng 12 năm 1944 Nội các đã thảo luận chính sách trừng phạt lãnh đạo Đức Quốc Xã nếu bắt được chúng. Thủ tướng Anh lúc bấy giờ, Winston Churchill, đã ủng hộ chính sách hành quyết không xét xử trong một số trường hợp, cùng với việc sử dụng, with the use of an Lệnh tước quyền công dân và tịch thu tài sản để tránh các trở ngại pháp lý, nhưng rồi bị can ngăn qua những buổi thảo luận với Mỹ và Liên Xô sau này.[13]

Bị cáo trong tại phiên tòa Nürnberg. Mục tiêu chính của vụ truy tố là Hermann Göring (rìa bên trái hàng ghế đầu tiên), được xem là chỉ huy còn sống quan trọng nhất của Đệ tam Quốc Xã sau cái chết của Hitler.

Cuối năm 1943, trong Cuộc họp Bữa tối giữa Tam Cường tại Hội nghị Tehran, lãnh đạo Liên Bang Xô Viết, Joseph Stalin, kiến nghị xử tử xử tử 50.000–100.000 sĩ quan Đức để Đức không thể chuẩn bị cho trận chiến nào khác. Roosevelt, tin rằng Stalin không nghiêm túc, đùa rằng "có lẽ 49.000 là đủ". Churchill, tin rằng hai người kia nghiêm túc, lên cơn phẫn nộ và lên án "cuộc hành quyết máu lạnh những người lính đã chiến đấu vì Tổ quốc của họ" và nói rằng ông thà bị "đem ra khu đất trống và bắn" chính ông hơn là tham gia vào bất kỳ hành động nào như thế.[14] Tuy nhiên, ông cũng nói rằng tội phạm chiến tranh phải trả giá cho những tội ác họ đã gây ra và vì thế, dựa trên Văn bản Moskva mà chính ông đã viết, chúng nên bị xét xử tại nơi mà tội ác đã diễn ra. Churchill hoàn toàn phản đối việc hành quyết "vì mục đích chính trị"[15][16] Theo biên bản một cuộc gặp giữa Roosevelt và Stalin ở Yalta, ngày 4 tháng 2 năm 1945 tại Lâu đài Livadia, Tổng thống Roosevelt "nói rằng ông rất sốc trước quy mô hủy diệt của Đức Quốc Xã ở Crimea và vì thế ông khát máu với người Đức hơn so với một năm trước, và ông hy vọng rằng Nguyên soái Stalin sẽ nâng cốc mừng việc hành quyết 50.000 sĩ quan của Quân đội Đức."[17]

Henry Morgenthau Jr., Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ, đề nghị một kế hoạch giải quốc xã toàn diện nước Đức;[18] đây còn gọi là Kế hoạch Morgenthau. Kế hoạch ủng hộ việc giải trừ công nghiệp bắt buộc cho Đức và hành quyết không xét xử những kẻ được gọi là "tội phạm chính", những tội phạm chiến tranh chủ chốt.[19] Roosevelt ban đầu ủng hộ kế hoạch này, và thuyết phục được Churchill ủng hộ nó với một số cắt giảm nhẹ. Tuy nhiên sau đó, chi tiết kế hoạch bị lộ gây nên sự chỉ trích mạnh mẽ trong báo chí Mỹ[20]. Roosevelt, nhận thấy rõ sự phản đối của công chúng, hủy bỏ kế hoạch, nhưng không sử dụng một biện pháp thay thế cho vấn đề. Sự sụp đổ của Kế hoạch Morgenthau yêu cầu cấp thiết một giải pháp thay thế để xử lý các lãnh đạo Đức Quốc Xã Plan. Kế hoạch "Xét xử Tội phạm Chiến tranh Châu Âu" được soạn thảo bởi Bộ trưởng Chiến tranh Henry L. StimsonBộ Chiến tranh Hoa Kỳ. Nối tiếp cái chết của Roosevelt vào tháng 4 năm 1945, tổng thống mới, Harry S. Truman, bày tỏ sự đồng thuận cho quá trình pháp lý. Sau một cuộc đàm phán giữa Anh, Mỹ, Liên Xô và Pháp, chi tiết của cuộc xét xử được đưa ra. Phiên tòa dự kiến bắt đầu ngày 20 tháng 11 năm 1945, tại thành phố Nürnberg thuộc bang Bayern.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tòa_án_Nürnberg http://www.allacademic.com//meta/p_mla_apa_researc... http://www.fredautley.com/nuremberg.htm http://www.highbeam.com/doc/1P2-3758012.html http://www.huffingtonpost.com/2014/08/24/henry-ger... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.versobooks.com/books/366-victors-justic... http://www.memorium-nuremberg.de/exhibition/visito... http://artemis.austincollege.edu/acad/history/htoo... http://www.fredonia.edu/org/jacksonsymposium/photo... http://nuremberg.law.harvard.edu/php/docs_swi.php?...